Nợ xấu là gì?
Nợ xấu là thuật ngữ trở nên quen thuộc không chỉ với những người trong ngành tài chính mà đang là từ khoá nóng với toàn xã hội. Nợ xấu ngân hàng là những khoản nợ khó đòi hoặc không có khả năng thu hồi vốn của ngân hàng.
Nợ xấu ngân hàng làm cho những người đi vay mất đi phần lớn cơ hội được vay vốn ngân hàng. Người đi vay khi bị dính nợ xấu thì việc vay vốn ngân hàng trở lên cực kỳ khó khăn. Vậy nợ xấu là gì mà sao nó nguy hiểm đến vậy.
Nợ xấu thường xuất phát từ người đi vay và ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế và xã hội. Vậy, nợ xấu được phân loại như thế nào?
Phân loại nhóm nợ xấu
+ Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng đủ khả năng thu hổi đầy đủ cả vốn và lãi đúng thời hạn. Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ tiêu chuẩn nhưng sẽ bị phạt lãi 150%).
+ Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày).
+ Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến dưới 180 ngày).
+ Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày).
+Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày).
Nhóm nợ nào thì được xem là nợ xấu?
Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại từ nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 và nhóm 5. Hay nói cách khác, nợ xấu là các khoản nợ quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày.
Đồng thời, quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ các khách hàng để hoạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Như vậy, nếu được xác định 2 yếu tố: Đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa chung của chuyên ngành.
Rơi vào nợ xấu ngân hàng có vay vốn được không?
Khi vay tín chấp hay vay thế chấp tại Ngân hàng hay Tổ chức tài chính. Thì tổ chức tín dụng sẽ cung cấp cho CIC thông tin các khoản vay, tên người vay, và quá trình thanh toán khoản vay đó. Sau đó, CIC sẽ lưu thông tin khoản vay của từng cá nhân.
Nếu bạn đang ở nhóm 1 thì không sao. Bạn vẫn có thể vay vốn bình thường. Nếu bạn thuộc nhóm 2 thì tuỳ vào từng trường hợp mà ngân hàng sẽ cân nhắc cho bạn vay vốn hay không.
Lúc này ngân hàng sẽ cân nhắc nguyên nhân gây ra nợ xấu của bạn và hướng xử lý. Một số ngân hàng sẽ yêu cầu bổ sung thêm tài sản bảo đảm hoặc chứng minh nguồn thu nhập để cho bạn vay tiếp.
Nếu bạn rơi vào nhóm nợ xấu từ nhóm từ nhóm 3 đến nhóm 5 thì hầu hết ngân hàng không cho bạn vay nữa. Và bạn phải đợi 2 năm thì tình trạng nợ xấu trong hệ thống CIC của bạn mới trở lại bình thường.
Ngoài ra, một số ngân hàng có hệ thống kiểm soát rủ ro khắt khe, khi bạn chạm mức 4,5 thì không bao giờ ngân hàng đó cấp tín dụng cho bạn nữa. bạn sẽ không thể vay thêm được cho dù bao nhiêu năm đi nữa.
Nguyên nhân gây ra nợ xấu phổ biến
Thông thường nợ xấu ngân hàng sẽ xuất phát từ người đi vay. Phổ biến từ 2 nguyên nhân chính.
Nợ xấu vay tín chấp
– Nợ xấu khi khách hàng mua hàng trả góp nhưng thanh toán chậm hoặc trễ. Thường vài tháng liên tục trở lên.
– Chậm hoặc không thanh toán chí phí sử dụng thẻ tín dụng.
– Những khoản vay thấu chi, vay tiêu dùng không thế chấp. khách hàng vay tiền đến thời kỳ trả nợ nhưng không đủ khả năng trả nợ.
– Mất khả năng trả nợ, từng bị gán tài sản thế chấp để thay thế. Bị kiện ra toà vì không thanh toán nợ với người khác hoặc doanh nghiệp khác.
“Cho người nhà, bạn bè mượn CMND để đi vay hộ rồi họ bùng luôn. Cái này gặp nhiều nhất. Trên đời có 4 cái ngu thì trong đó có “Lãnh nợ”.
Nợ xấu vay thế chấp
Đây thường là khoản nợ vì yếu tố khách quan gây ra. Vì khi có khoản vay bằng tài sản bảo đảm thì khi người vay không đủ khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ thu hồi tài sản.
Nhưng trong quá trình quan hệ tín dụng với ngân hàng. Khách hàng bị mất cân đối về tài chính bởi các nguyên nhân:
- Kinh doanh khó khăn không thu được lợi nhuận
- Bị mất việc làm
- Bị tai nạn, mất khả năng lao động
- Thiên tai, hoả hoạn…
Nhiều nguyên nhân khác nữa ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của khách hàng. Làm cho khách hàng mất khả năng trả nợ.
Làm thế nào có thể vay vốn ngân hàng khi bị nợ xấu.
Hiểu rõ nhu cầu cũng như khó khăn của những người đi vay gặp phải, chúng tôi có nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp hỗ trợ cho người dính nợ xấu tìm hiểu như sau.
Cách 1: Khi bạn đã thuộc nhóm 1,2 thì cố gắng không để tình trạng đó tiếp diễn trong tương lai nữa. Như vậy, điểm tín dụng của bạn sẽ được cải thiện dần qua thời gian.
Cách 2: Đối với những người thuộc nhóm nợ xấu 3, 4, 5. Có một cách để lách nợ xấu ngân hàng đó là sang tên tài sản cho một người mới với CIC sạch. Người này sẽ vay vốn giúp bạn.
Tuy nhiên, khi sang tài sản thì nên chọn người uy tìn vì bạn có thể mất cả tiền lẫn tài sản.
Lời khuyên cho bạn tránh rơi vào nhóm tín dụng xấu
Trước khi vay tín chấp hay vay thế chấp. Bạn nên xem trước mình có phải trả lãi mỗi tháng là bao nhiêu. Sau khi đánh giá nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại.
Bạn phải ấn định mức vay và chi phí vay không quá 40% thu nhập để bảo đảm cuộc sống. Khi đó nguồn thu nhập chính của bạn không bị gián đoạn hay quá tải.
Đừng cố gắng vay thêm bất kỳ tổ chức tín dụng nào nếu như lịch sử tín dụng của bạn trong 2 năm gần nhất không tốt. Bạn sẽ mất khoản phí “bôi trơn” và thời gian mà cũng không thể vay thêm được.
Và lời khuyên cho bạn nếu như bạn sử dụng thẻ tín dụng là cố gắng thanh toán đúng hạn để bảo đảm tín dụng tốt.
Đối với những khách hàng đang có ý định vay, hãy xem qua các dịch vu vay tín chấp, vay tiêu dùng chúng tôi cung cấp dưới đây.
Chúc bạn nhanh thoát khỏi nợ xấu và có lịch sử tín dụng tốt. Cuộc sống giàu có và hạnh phúc. Theo dõi web để nhận những bài viết hay nhất nhé.