Với tốc độ phát triển của công nghệ số như ngày nay. Chắc hẳn ai cũng sở hữu cho mình ít nhất là một cái thẻ thanh toán. Nhưng với những thẻ thanh toán quốc tế như thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng. Chắc hẳn sẽ ít ngân hàng nói cho bạn biết về 7 bí mật. Tôi nghĩ bạn sẽ giật mình khi biết nó.
Chúng ta có thể sử dụng thẻ ngân hàng để chi trả cho các hoạt động thanh toán, chuyển tiền một cách nhanh chóng, tiện lợi. Mọi người dùng thẻ ngân hàng còn có thể dễ dàng tiếp cận và kiểm tra những biến động trong tài khoản ngân hàng của mình một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, trên thực tế thì dù thực hiện hàng tá giao dịch hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết hết về những sự thật ẩn giấu xung quanh chiếc thẻ ngân hàng thân thuộc.
Dưới đây là những đặc điểm bí ẩn của chiếc thẻ ngân hàng, mọi người hãy đọc và theo dõi xem mình biết được những gì nhé!
I. Ý nghĩa của 16 con số trên thẻ
Hầu hết các thẻ ngân hàng đều có 16 chữ số (đôi khi là 13 hoặc 19 chữ số). Chữ số đầu tiên là mã nhận dạng hệ thống (VD: 4 – VISA, 5 – MasterCard, 3 – JCB).
Năm chữ số tiếp theo đại diện cho ngân hàng phát hành. Do đó, chỉ cần 6 chữ số đầu sẽ cung cấp cho bạn thông tin về loại thẻ, hệ thống và ngân hàng phát hành thẻ.
9 số tiếp theo chỉ hữu ích cho ngân hàng vì đây là mã của chủ sở hữu thẻ.
Và số cuối cùng là số kiểm tra.
I. Số cuối cùng (Check DegitDegit) và sự kỳ diệu của các con số
Số thẻ có thể bao gồm từ 9 đến 15 số. Chúng được tạo bằng một thuật toán đặc biệt. Khả năng có 7 con số giống nhau trên 2 loại thẻ khác nhau là rất thấp vì số trường hợp sắp xếp số thẻ 7 chữ số nhiều hơn so với dân số của thế giới hiện tại.
Số cuối cùng (check digit hay chữ số kiểm tra) được tính toán dựa trên thuật toán Luhn. Con số này giúp ngăn ngừa những sai sót không mong đợi nếu gõ các số trên máy tính. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra thuật toán Luhn trên thẻ ngân hàng của bạn.
III. Kiểm tra hãng phát hành thẻ bằng tia cực tím
Rất ít người biết rằng thẻ ngân hàng được bảo vệ giống như tiền thông thường. Ví dụ, những hình in chìm trên thẻ có thể nhìn thấy trong ánh sáng cực tím. Theo đó, trên thẻ VISA, bạn sẽ thấy chứ “V”, trên thẻ MasterCard có chữ “M” và “C”, và trên American Express có thể nhìn thấy hình một con đại bàng.
IV. Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ
Thẻ ngân hàng có thể là thẻ ghi nợ hoặc tín dụng. Sự khác biệt giữa chúng chính là tiền trong tài khoản thuộc về: ngân hàng hoặc khách hàng. Trên thực tế, thẻ tín dụng thường được phát hành ngoài thẻ ghi nợ.
Điều kiện để mở thẻ ghi nợ nó đơn giản hơn nhiều so với thẻ tín dụng. Với thẻ ghi nợ, bạn chỉ cần nói với nhân viên ngân hàng là tôi muốn mở một thẻ thanh toán quốc tế. Còn đối với thẻ tín dụng thì để mở được bạn phải chứng minh được thu nhập của mình.
Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều ngân hàng mở thẻ tín dụng tương đối dễ. Bạn có thể mở thẻ trực tiếp trên link liên kết của chúng tôi với mấy bước đơn giản. Đăng ký mở thẻ:
Xem Thêm: 10+ Top Thẻ Tín Dụng Tốt Nhất Năm 2022
Chỉ cần nhớ rằng một ngân hàng không có quyền phát hành thẻ tín dụng cho bạn nếu mà không có sự cho phép của bạn.
V. Kỹ thuật thấu chi (Vay nợ)
Thấu chi là một kỹ thuật cho phép khách hàng có thể chi (rút) vượt số dư có trên tài khoản thẻ ATM.
Thuật ngữ này có thể xuất hiện khi bạn vừa thanh toán bằng ngoại tệ hoặc khi bạn nhận tiền vào tài khoản từ một ngân hàng khác và rút tiền ngay sau đó. Không có gì đáng sợ về các khoản vay thấu chi, nó sẽ biến mất ngay khi tài khoản của bạn có tiền và không có tính lãi suất.
Ngay này, nó còn được gọi với nhiều tên gọi như ứng trước tiền mặt. Hay mua sắm trước thanh toán sau, với lãi suất miễn lãi áp dụng từ 45 ngày đến 55 ngày. Nhưng hãy cận thận với những khoản vay này.
Một khi bạn để quá mất 1 ngày đó sẽ là lúc ngân hàng nâng ly chúc mừng, bạn sẽ bị chịu lãi suất rất cao khi không thanh toán.
VI. Những con số CVV ở mặt sau của thẻ
Ở mặt sau của thẻ có một biện pháp bảo mật khác: đó là mã CVV (đối với thẻ VISA) và CVC (dành cho thẻ MasterCard). Trong cả hai trường hợp, CV là viết tắt của Card Verification (tạm dịch là xác minh thẻ). Mã này dùng để xác minh thẻ của bạn.
CVV cho phép bạn thực hiện giao dịch mà không cần dùng thẻ thực, chẳng hạn như khi thanh toán trực tuyến.
Sử dụng mã này bạn có thể thực hiện một giao dịch từ xa. Cũng giống như mã PIN, bạn không nên để lộ hoặc nói cho bất kỳ người nào, đặc biệt nếu có ai đó yêu cầu bạn. Kể cả đưa thẻ cho nhân viên ngân hàng thì cũng không để nhân viên đưa thẻ ra ngoài tầm mắt.
VII. An toàn khi giao dịch trên INTERNET
Hiện nay, số lượng các trang web trên mạng là vô cùng nhiều và không thể nào kiểm soát hết được. Để tránh mất mát hay những sai lầm đáng có. Khi mua sắm hay thanh toán trên mạng, các bạn chú ý chọn những trang web được bảo mật thông tin. đặc điểm nhận dạng rõ nhất là.
Ngoài ra, hãy sử dụng những web uy tín và có thông tin rõ ràng. Bên cạnh đó cũng nên nâng cao tính năng bảo mật 2 lớp để không phải mất tiền oan vào một ngày đẹp trời nào đó. Hơn thế nữa, hãy bảo mật các thông tin như mã số thẻ, mã PIN, mã OTP, mã CVV… Không nên cho người khác biết những thông tin này. Đặc biệt đối với thẻ tín dụng.
Bên cạnh việc bảo vệ thông tin trên môi trường mạng thì tại các cây ATM. Tôi khuyên bạn là không nên sử dụng thẻ tín dụng để rút tiền mặt vì:
- Phí rút sẽ rất cao, thường được tính từ 2 ~ 4% x tiền rút.
- Dễ bị mất cấp thông tin do kẻ xấu lắp camera hoặc thiết bị ghi thông tin thẻ.
Do vậy bạn nên sử dụng 1 cái thẻ rút tiền nội địa để rút tiền là cách bảo vệ tốt nhất cho bạn.
Lời kết
Trên đây là những bí mật có lẽ bạn chưa biết về thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Nếu bạn có thêm thông tin nào nữa, bạn có thể bình luận ngay bên dưới.
=>Xem Thêm: