Trong cuộc sống, chúng ta ai cũng có những dự định khác nhau cho tương lai. Con người luôn cần có 1 mục tiêu tiến tới để phát triển. Người thì muốn xây nhà, mua xe, kinh doanh,… Hay có một cuộc sống đầm ấm hơn. Nhưng đôi khi, lúc đó chúng ta không đủ khả năng tài chính và cần 1 khoản vay.
Có những cơ hội sẽ đến và đi rất nhanh và bỏ lỡ thì rất khó để tìm kiếm được. Vì vậy, thông thường chúng ta sẽ tìm đến cho mình một khoản vay tiền nhằm hỗ trợ tài chính ngay lúc đó.
Tuy nhiên lúc đó, ngân hàng lại tư vấn cho chúng ta một khoản tiền thêm. Đó là tiền bảo hiểm vay vốn. Vậy tiền bảo hiểm vay vốn đó nó là gì? có nên đóng nó không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem nên đóng bảo hiểm vay vốn không nhé.
Bảo hiểm vay vốn là gì?
Bảo hiểm vay vốn là số tiền mà khách hàng chi trả để mua bảo hiểm cho gói sản phẩm vay của mình tại ngân hàng. Bảo hiểm vay vốn ra đời để giải quyết rủi ro có thể xảy ra với người vay.
Khi đó, khoản vay sẽ trở thành gánh nặng cho những người thân của người vay. Vì vậy, bảo hiểm khoản vay ra đời nhằm xoá đi phần nào nỗi lo của chúng ta về khoản vay có thể xảy ra đối với mình.
Đối với hình thức vay tín chấp mang tính rủi ro cao. Các tổ chức tín dụng cần một cơ sở đảm bảo an toàn cho số tiền họ cho vay. Vì vậy, bên vay tín chấp cũng đã ra đời bảo hiểm vay tín chấp là vậy.
Lợi ích của bảo hiểm vay vốn
Như định nghĩa đã nêu phía trên thì bảo hiểm vay vốn hoàn toàn có lợi cho khách hàng. Nếu như bạn gặp rủi ro, chuyện không mong muốn, thì bên bao hiểm sẽ chi trả khoản vay đó giúp bạn. Tránh được gánh nặng cho gia đình.
Khi khách hàng mua bảo hiểm. Thì khi vay vốn ngân hàng hay tổ chức tín dụng cũng dễ dàng phê duyệt khoản vay của bạn hơn. Vì dù sao tiền của họ cũng đã được bảo hiểm rồi mà.
Quyền lợi của bảo hiểm vay vốn
Trong trường hợp không may gặp rủi ro như tử vọng hoặc thương tật vĩnh viễn. Khách hàng không phải trả khoản nợ vay còn lại. Khoản vay và sản phẩm bảo hiểm được kết hợp đem đến sự tiện lợi cho người tham gia.
- Bảo vệ toàn diện 24/24
- Thủ tục đơn giản, đăng ký ngay tại lúc vay vốn
- Không cần kiểm tra sức khoẻ
- Mức phí thấp, trong luật cho phép của nhà nước.
- Phương thức đóng bảo hiểm 1 lần hoặc tiện lợi.
Vậy số tiền bảo hiểm có lớn không?
Đối với khoản vay thì số tiền này không hề lớn. Nó giống như một chi phí nhỏ trong khoản vay vậy. Thông thường mức bảo hiểm là 5% ~ 6% trên số tiền gốc mà khách hàng đăng ký vay tín chấp tại ngân hàng.
Ví dụ: Khách hàng đăng ký vay 40 triệu đồng tại ngân hàng thì tiền bảo hiểm sẽ là:
Để bảo đảm quyền lợi của bạn. Tránh gánh nặng và rủi ro cho người nhà bạn thì khoảng tiền này cũng là hợp lý. Tuỳ theo từng ngân hàng và tổ chức tín dụng và khoản bảo hiểm này sẽ khác nhau. Nhưng cũng chỉ dao động từ 5% ~ 6%.
Khi bạn ký kết hợp đồng vay vốn. Nếu như bạn không đủ tiền đóng bảo hiểm thì số tiền bảo hiểm sẽ được trừ vào khoản tiền vay vốn. Hoặc họ sẽ chia đều cho số tháng trả góp
Ví dụ: bạn vay 40 triệu thì sẽ trừ đi 2 triệu tiền bảo hiểm, và bạn nhận về 38 triệu.
Tuy nhiên, cũng có người cảm thấy khoản này là không cần thiết. Vậy có thể không đóng được không?
Bảo hiểm vay vốn có bắt buộc không?
Câu trả lời là KHÔNG.
Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ -NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước không quy định việc khách hàng phải mua bảo hiểm liên quan đến khoản vay.
Như vậy, việc mua bảo hiểm hay không là sự thoả thuận tự nguyện của bên cho vay và bên vay. Việc thoả thuận phù hợp với quy định của luật pháp về bảo hiểm, chi phí bảo hiểm. Qua đó, bảo đảm cho khách hàng sẽ được bù đắp một phần hoặc toàn bộ tổn thất trong trường hợp xảy ra rủi ro cho khách hàng.
Ngoài ra, việc đóng thêm tiền bảo hiểm vay tín chấp cho tổ chức tín dụng khi vay vốn. Cũng là để nâng cao khả năng hồ sơ của bạn được phê duyệt tốt hơn.
Lời kết
Bảo hiểm vay vốn là một khoản chi phí không bắt buộc khi khách hàng đăng ký vay tín chấp. Tuy nhiên, bảo hiểm vay tín chấp được khuyến khích mua vè hoàn toàn mang lại lợi ích cho bạn. Số tiền đóng nhỏ, quyền lợi lớn.
Chính vì vậy, nếu bạn chưa có hiểu về khoản phí bảo hiểm khi nhân viên tín dụng nêu ra thì bạn có thể hỏi lại những phần chưa hiểu.
Vậy, khoản vay tín chấp không yêu cầu đóng bảo hiểm. Nhưng nó cũng là lý do để khoản vay của bạn được duyệt nhanh hơn. Nếu bạn đang cần một khoản vay thì bạn có thể đăng ký ngay bên dưới đây.